Zalo đang là một kênh bán hàng mang lại hiệu quả tốt hơn so với các kênh mạng xã hội khác. Vậy tại sao bán hàng trên Zalo lại đem đến hiệu quả tốt đến như vậy? Làm thế nào để tăng doanh thu về thật nhiều đơn hàng từ Zalo? Dưới đây eZNS sẽ chia sẻ cho bạn các cách bán hàng trên Zalo hiệu quả nhất năm 2022.
Lý do nên bán hàng trên Zalo
Bán hàng trên Zalo là một sự lựa chọn đúng đắn. Bởi Zalo là một nền tảng mạng xã hội đang rất phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê cho thấy hiện nay Việt Nam có khoảng 64 triệu người dùng Zalo. rong đó thế hệ trẻ chiếm hơn 80%. Một con số khổng lồ so với các nền tảng mạng xã hội khác.
Trong thời buổi thị trường Facebook cạnh tranh gay gắt, Zalo là nơi mang đến nhiều cơ hội phát triển hơn cho các nhà bán hàng, vì tỷ lệ tiếp cận khách hàng tiềm năng cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mỗi tài khoản Zalo đều cần xác nhận bằng 1 số điện thoại chính chủ nên hầu như “tài khoản ảo” là không có. Đặc biệt kinh doanh trên Zalo dễ tương tác với khách hàng hơn, tiết kiệm tối đa chi phí do không phải phụ thuộc vào kênh quảng cáo.
Bán hàng trên Zalo có ưu điểm gì?
Bán hàng trên Zalo mang lại rất nhiều ưu điểm so với mạng xã hội khác như:
- Số lượng khách hàng tiềm năng nhiều
- Thị trường ít cạnh tranh hơn so với các trang mạng xã hội khác
- Đăng bán các sản phẩm/dịch vụ hằng ngày hoàn toàn miễn phí và không giới hạn số lượng bài viết.
- Tỉ lệ tiếp cận bài viết lên đến 100% đối với người bạn đã kết bạn.
- Tiết kiệm tối đa chi phí do không phải phụ thuộc vào kênh quảng cáo
- Dễ dàng kết nối với khách hàng
- Nói không với “khách hàng ảo”
- Hình ảnh sản phẩm rõ nét.
Đọc thêm: Cách bán hàng Online trên Zalo hiệu quả cho người mới kinh doanh
Hướng dẫn cách bán hàng trên Zalo mới nhất 2022
1. Lựa chọn bán hàng trên Zalo cá nhân hay Zalo OA
- Bán hàng trên Zalo cá nhân
Những năm gần đây, bán hàng trên Zalo cá nhân đang là xu hướng phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết tận dụng nó. Mỗi tài khoản Zalo có thể kết bạn khoảng 2000 người, 100% bạn bè sẽ thấy bài đăng của bạn. Nếu biết cách bán hàng đúng, bạn sẽ có cơ hội chốt hàng trăm đơn hàng mỗi ngày.
- Bán hàng trên Zalo OA (Zalo Official Account)
Zalo OA cũng tương tự như Fanpage trên Facebook. Bạn có thể giới thiệu sản phẩm với thông tin chi tiết, hình ảnh và dễ dàng quản lý. Ưu điểm của Zalo OA là không giới hạn tệp khách hàng. Không chỉ bán hàng được cho bạn bè, người quen mà còn giới thiệu được các mặt hàng bán online đến những người đã bấm nút quan tâm tài khoản Zalo OA của bạn. Từ đó bạn có thể gửi tin nhắn hàng loạt cho nhiều khách hàng mà không cần phải kết bạn.
Sau khi tạo Zalo OA và tiến hành đăng nhập tài khoản. Bạn điền Họ , số điện thoại liên hệ và cập nhật hình đại diện và ảnh bìa cho tài khoản OA. Hãy điền thông tin Mô tả chi tiết, giới thiệu về các mặt hàng của bạn thật hấp dẫn để thu hút người xem nhé!
2. Chạy quảng cáo Zalo (Zalo Ads)
Chạy quảng cáo (Zalo Ads) là cách nhanh nhất để bán được hàng trên Zalo mà không tốn nhiều thời gian tìm kiếm khách hàng. Zalo Ads là hệ thống tự chạy quảng cáo (self-serving ads), giúp các doanh nghiệp, chủ cửa hàng có thể chủ động tạo và tối ưu chiến dịch quảng cáo.
Hiện tại Zalo Ads hỗ trợ 3 hình thức quảng cáo khác nhau:
- Quảng cáo trên Zalo OA (giúp quảng bá thương hiệu shop và tăng tương tác cho trang OA)
- Quảng cáo website trên Zalo (từ nền tảng Zalo sẽ giới thiệu khách hàng về website bán hàng của bạn)
- Quảng cáo sản phẩm trên Zalo (quảng bá shop, tiếp cận người dùng tiềm năng trên Zalo).
Khi chạy quảng cáo trên Zalo, mức chi phí sẽ được tính theo từng hình thức bạn lựa chọn và hiệu quả thực tế, thường là theo hình thức CPC – chỉ phải trả tiền khi có khách hàng tiềm năng click vào quảng cáo của bạn. Trước khi chạy quảng cáo, bạn phải đặt ra giới hạn ngân sách và tính toán mục tiêu, đồng thời chú trọng vào mục tiêu, hình ảnh quảng cáo – đặc biệt là khi quảng cáo các bài đăng sản phẩm.
3. Tận dụng tính năng “Tìm quanh đây” để bán hàng trên Zalo
Thay vì đầu tư tiền để chạy quảng cáo, bạn có thể tận dụng tính năng “Tìm bạn quanh đây”. Một phương pháp tìm kiếm khách hàng miễn phí mà không kém phần hiệu quả.
Ưu điểm của phương pháp này là bạn không tốn kém và có thể tiếp cận rất nhiều người. Nhược điểm là tệp khách hàng tiềm năng của bạn không được phân chia. Bạn cứ kết bạn như vậy thôi mà không biết họ có phải người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình không. Nhưng dù sao thì rõ ràng đây cũng là một cách không tệ. Nhất là khi bạn vừa tập tành bán hàng trên Zalo, chưa có khách hàng quen thuộc, mối quan hệ cũng chưa đủ rộng.
4. Đầu tư chỉnh chu vào hình ảnh và nội dung sản phẩm
Hình ảnh, video, cùng với caption “chất” sẽ tạo nên sự độc đáo, khác biệt và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Hiển thị hình ảnh trên Zalo cũng không giống với trên Facebook, và bạn phải khéo léo điều chỉnh sao cho ảnh đẹp nhất theo từng bức và cả album.
Có một thực tế là hiện nay đa số mọi người bán hàng trên Zalo (cá nhân, chủ shop nhỏ) có thói quen lấy ảnh mạng về đăng lên. Thử tưởng tượng bạn là người mua tiềm năng và khi lướt Zalo thấy một loạt các bài đăng bán hàng là quần áo, mẫu y hệt, hình cũng y hệt và tệ hơn là nội dung không khác gì thì sẽ cảm thấy như thế nào? Thiếu đầu tư về mặt hình ảnh và nội dung sẽ tạo nên rào cản với việc tăng đơn trên Zalo. Vì vậy bạn cần phải đầu tư thật kĩ hình ảnh và nội dung bài đăng để thu hút khách hàng hơn.
5. Tạo nhóm khách hàng thân thiết
Khi bán hàng trên Zalo, bạn nên cân nhắc tạo nhóm khách hàng thân thiết. Họ là những khách hàng trung thành, hay đặt hàng với hóa đơn giá trị lớn… Với nhóm này, họ sẽ mang đến cho bạn sự ủng hộ tốt nhất, lâu dài nhất, đồng thời củng cố uy tín của thương hiệu.
Dĩ nhiên, bạn cũng cần có những khoản “đầu tư” tương xứng, có thể là gửi tặng những chương trình khuyến mại dành riêng cho họ hay thông báo ngay khi có sản phẩm mới. Với một shop online dùng tài khoản Zalo OA thì nhóm khách hàng thân thiết này nên bao gồm trên 1.000 người.
6. Xây dựng quy trình bán hàng, CSKH chuyên nghiệp
Với Zalo, đối tượng khách hàng chủ yếu là mẹ bỉm sữa và những người trong khoảng 30 – 50 tuổi. Mặc dù ai cũng có tài khoản Zalo nhưng thế hệ trẻ thường quen thuộc với Facebook, Instagram và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…, còn Zalo chủ yếu phục vụ nhu cầu liên lạc, học tập…
Chính vì vậy bạn nên chú trọng đến xây dựng và hoàn thiện quy trình bán hàng, có cách tiếp cận, tư vấn và kỹ năng chốt đơn hàng phù hợp nhất. Chẳng hạn như ngay từ cách xưng hô hoặc cung cấp những sự đảm bảo về sản phẩm. Chuẩn hóa quy trình không chỉ giúp nâng cao uy tín, bán được nhiều hàng hơn mà còn giúp bạn cạnh tranh trong lâu dài.
Trên đây là những chia sẻ chúng tôi rút ra được sau một khoảng thời gian trải nghiệm và tìm hiểu. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bán hàng trên Zalo
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Website: ezns.vn
- Hotline: 0901 888 484
- Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- Chi Nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC , Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh